fbpx

Nét văn hóa tinh túy trong trà đạo Nhật Bản

Trà đạo Nhật Bản là một nét văn hóa độc đáo hình thành từ rất lâu ở Nhật Bản. Với người Nhật uống trà không chỉ là chỉ uốn 1 ly trà đơn giản. Mà nó còn là một cách thưởng thức nghệ thuật, một nét đẹp của người Nhật

Vài nét sơ lược về lịch sử trà đạo Nhật Bản.

Theo truyền thuyết xa xưa của Nhật Bản, trà đạo xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 12. Vào khoảng thời gian này có 1 vị cao tăng đắc đạo tên là sư Eisai (1141-1215). Ngài đã sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi về nước, Ngài đã mang theo những hạt giống trà đạo. Có thể nói ngài là người khởi đầu trong văn hóa uống trà đạo Nhật. Công dụng thư giãn và hương vị thanh mát, cũng như kết hợp với tinh thần Thiền của phật giáo. Nên đã được đông đảo người Nhật yêu thích và phát triển tạo nên một sản phẩm thuần Nhật.

Vào khoảng thế kỷ thứ 16, đây là bước ngoặc quan trọng trong sự phát triển trà đạo Nhật Bản. Có rất nhiều trà nhân vào thời này. Ví dụ như Shogun – người đứng đầu giới võ sĩ của thời Azuchi. Yabunouchi Jyochi là trà sư tại chùa Honganji. Một ngôi chùa lớn nhất đất nước Nhật Bản thời bấy giờ. Ngài chú trọng việc thực hành Trà đạo ở nơi bản thân sống, nơi cái tâm trong trẻo của mỗi người.

Tất cả các trà sư đều có cách pha trà khác nhau. Ví dụ như động tác pha, cách pha, liều lượng nước,.. Nhưng tinh thần trà đạo vẫn duy nhất. Trà đạo giúp con người như hòa mình vào thiên nhiên, tu dưỡng tâm hồn, tu tâm dưỡng tính,…

Tinh thần của trà đạo Nhật Bản.

Trà đạo Nhật Bản bao gồm 4 tinh thần chính. Hòa – Kính – Thanh – Tịch tiếng hán là 和 – 敬 – 清 – 寂. Đây cũng chính là tinh thần của Phật giáo. “Hòa” chính là sự mong muốn hòa hợp con người với thiên nhiên. Trở về nguồn cội, gốc rể của con người. “Kính” là lòng tôn trọng, tôn kính người khác, thể hiện qua đối nhân xử thế. Biết tôn kính người trên mình, tôn trọng người xung quanh.

“Thanh” có nghĩa là sự thanh thản, yên bình trong tâm hồn mỗi con người. Còn Tịch có nghĩa là sự vắng lặng, yên lặng, bình an trong mỗi con người. Cả bốn tinh thần này đều giúp con người tu thân dưỡng tính. Qua đó có thể thấy trà đạo đóng góp như thế nào trong văn hóa tinh thần Nhật Bản.

Tìm hiểu thêm:https://youcan.edu.vn/tat-tan-tat-thong-tin-ve-nhung-trang-phuc-truyen-thong-nhat-ban

Trà thất –  không gian riêng để thưởng thức trà đạo Nhật Bản.

Với những tinh thần trên, người Nhật rất cầu kỳ trong không gian trà đạo. Cũng như trong quan niệm Việt Nam “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Bạn sẽ không thể đạt được 4 tinh thần này nếu thưởng trà trong một không gian dơ bẩn. Hay nơi chật hẹp, khó chịu,… Lúc đó việc uống trà của bạn chỉ như việc uống một loại nước nào đó. Không còn là trà đạo được nữa.

Để thưởng thức trà đạo gọi là trà thất hay còn gọi là nhà không. Nơi đây không màu mè, lòe loẹt, đầy đồ mà nó là một căn nhà mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn. Căn nhà thường cho người ta cảm giác mỏng manh, sự vô thường và trống rỗng. Không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với thiền, sự cân đối là chết. Là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay.

Trong khu vườn nhỏ có bố trí một vài nét chấm phá, điểm nhấn, hay cảnh núi non cô tịch, thanh bình. Trên con đường dẫn đến trà thất, có một tảng đá lớn, mặt tảng đá được khoét thành một cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống. Ở đây người ta “rửa tay” trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường, chỗ tịch liêu nhất. Lối vào nhà nhỏ và thấp, khiến người vào phải cúi người xuống thể hiện sự khiêm nhường. Riêng các võ sĩ đạo phải bỏ kiếm ở bên ngoài.

Trà thất – Trà đạo Nhật Bản

Những bước pha chế trà đạo Nhật Bản.

Bước 1: Nước pha trà.

Nước pha trà không được sử dụng nước sôi. Nhiệt độ pha trà thích hợp từ 80 đến 90°C. Người ta thường đun trong bình thủy hay ấm kim khí không đậy nấp. Luôn được đun trên bồn than để giữ ấm.

Nước pha trà rất quan trọng trong văn hóa trà đạo. Nhiều người sẽ sử dụng nước sương trên các nhành hoa để tăng thêm mùi thơm. Hay nước suối trong lành, nước sương trên cành và hoa sen,…

Bước 2: Làm ấm dụng cụ pha trà.

Để có được một tách trà ngon, người ta sẽ làm ấm tách trà và dụng cụ pha trà. Sau đó lau khô dụng cụ và tách trà. Như thế sẽ làm tách trà có hương vị ngon hơn. Không mất đi độ ấm khi pha.

Bước 3: Pha trà.

Tuy theo hệ phái, mà trà được pha có sự khác biệt.

Matcha: là trà đã xoay nhuyễn ra thành bột. Chủ yếu là những lá trà non rửa sạch đem phơi khô rồi xoay nguyễn. Do đó, khi pha nước trà sẽ có màu xanh tươi và có độ ẩm. Cách pha trà bột sẽ đơn giản hơn. Tùy vào người uống, người ta sẽ điều chỉnh lượng bột trà khác nhau. Sau đó đánh tan bột trà.

Pha trà – trà đạo Nhật Bản

Lá trà nguyên chất: là lá trà phơi khô, pha chế trong bình trà.

Thường trà sẽ được pha thành 3 lần pha trà khác nhau như sau:

Lần thứ nhất, nhiệt độ pha trà giao động khoảng 60°C ( người ta thường rót nước qua bình khác để giảm độ nóng). Để trà ngâm trong 2 phút sau đó rót ra mời khách.

Vào lần thứ hai: nhiệt độ pha trà sẽ cao hơn 80°C trong khoảng thời gian 30-40 giây. Chính là cho trà vào bình trà sau đó lắc nhẹ rồi rót ra cho khách ngay.

Lần thứ ba: nhiệt độ sẽ tăng lên 90°C cũng trong khoảng 30-40 giây.

Ngoài ra, đối với những loại trà ngon. Bạn có thể pha thêm 4-5 lần, không nhất thiết là phải 3 lần.

Bước 4: Cách rót trà.

Đầu tiên bạn phải xếp ly theo thứ tự 1- 2- 3-4..Sau đó rót trà theo thứ tự này, mỗi ly khoảng 30ml. Kế tiếp, rót trà theo hướng ngược lại 4-3-2-1 mỗi ly 20ml. Tính trung bình mỗi ly khoảng 50ml..

Một điều tối kỵ trong văn hóa trà đạo của Nhật Bản chính là. Bạn không được rót một lần 50ml vào ly của này, sau đó rót tiếp vào ly khác. Điều này sẽ làm trà có màu đậm nhạc, khiến khách cảm thấy khó chịu.

Trà đạo Nhật Bản

Bộ ấm trà.

Bộ ấm trà được làm bằng men với công phu tỉ mĩ, trang trí theo họa tiết riêng. Trong các buổi tiệc trà của người Nhật không được phép có 2 cái chén giống nhau. Các họa tiết thường thiên về thiên nhiên. Do đó, thường chia làm bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Vào mùa xuân:  Các biểu tượng họa tiết như hoa anh dào sẽ xuất hiện trên chén trà vào mùa này.

Mùa hạ: Vì đây là mùa nắng nóng, nên chén trà sẽ được thiết kế thấp, miệng rộng hơn để dễ dàng thoát hơi nóng.

Khi mùa thu: Các họa tiết như lá phong  được sử dụng nhiều hơn.

Mùa đông: đây là một mùa lạnh nên chén trà sẽ cao hơn, miệng nhỏ hơn để giữ độ ấm. Màu sắc thiên về màu lạnh.

Bánh ngọt.

Uống trà không thể thiếu bánh ngọt được. Đây là một công thức vừa giúp trung hòa độ đắng của trà, cũng như độ ngọt của bánh. Bánh ngọt thường được sử dụng ăn kèm là Wagashi.

Bánh ăn khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản

Khăn fukusa (ふくさ).

Nó dành tiêng để lau hủ,lọ trà và muỗng trà khi pha trà.

Chức năng khăn chakin (茶巾).

khăn dùng để lau riêng chén trà khi pha trà, chất liệu được làm bằng vải mùng màu trắng.

Khăn kobukusa (こぶくさ).

Chiếc khăn dùng để kê phía dưới chén trà. Khi đem trà cho khách thưởng thức, khăn sẽ được để lên tay. Sau đó đặt chén trà lên để giảm bớt độ nóng truyền từ chén trà xuống tay. Rồi mới được mang chén trà cho khách.

Muỗng múc trà (茶杓)

Chiếc muỗng được làm bằng tre, dài, một đầu uốn cong dùng để múc trà.

Scroll to Top