fbpx

Lịch sử phát triển của Kimono qua từng thời kỳ của Nhật Bản.

Kimono là một  trong những hình ảnh biểu trưng “duy ngã độc tôn ”  của Nhật Bản, nào hãy cùng tìm hiểu lịch sử phát triển của Kimono nhá.

Nhắc tới Kimono ai cũng biết nó chính là trang phục truyền thống của đất nước Phù Tang. Hôm nay hãy cùng Trung tâm Ngoại ngữ You Can tìm hiểu kỹ hơn về Kimono. Để hiểu rõ hơn về văn hóa xứ Phù Tang.

Sơ lược về Kimono

Kimono tiếng Kanji là 着物 – âm Hán nghĩa là trữ vật – được dịch ra là trang phục để mặc. Người Nhật còn gọi là Hòa phục  – 和服( わふく) nghĩa là “y phục Nhật”.

Đối với người Nhật, đây không chỉ là một bộ trang phục truyền thống. Mà còn mang theo linh hồn, giá trị văn hóa và lịch sử. Trãi qua hàng nghàn năm, lịch sử phát triển Kimono qua những thăng trầm của xã hội. Đã làm nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ nhân làm Kimono. Có thể nói mỗi bộ Kimono đều là một tác phẩm nghệ thuật khác nhau. Riêng biệt là đứa con tinh thần của người thợ sáng tạo ra.

Sơ lược nguồn gốc của chiếc áo Kimono

Lịch sử phát triển của Kimono
Lịch sử phát triển của Kimono

Trong lịch sử phát triển Kimono có rất nhiều nguồn gốc tạo ra Kimono. Có một số tài liệu cho rằng Kimono xuất sứ từ Triều Tiên vào thế kỷ thứ 7. Với một loại áo lót hình dạng Kimono tên là hitoe. Váy và áo cổ của trang phục này chéo lại, tay áo rộng và nịt lại dưới ngực.

Một số tài liệu khác lại cho rằng. Kimono là trang phục phỏng theo trang phục thời Đường của Trung Quốc. Vì lúc bấy giờ người Nhật đang thịnh hành phục trang theo trang phục “Đường”.

Theo các tài liệu chung, được tạm chấp nhận hiện nay. Kimono là trang phục được ra đời vào thờ Heian. Thời này vào khoảng năm 794 đến năm 1142. Vào trước thời đại này. Người Nhật thường mặc trang phục tách liền phần áo và váy ra. Nhưng do ảnh hưởng của Phật giáo từ Trung Quốc. Theo gương các hoàng đế Trung Quốc. Thái tử Nhật Siotoku đã áp dụng nghiêm ngặt chế độ trang phục cho quan lại. Tiền thân Kimono bây giờ.

Cách tạo ra một bộ Kimono truyền thống

Lịch sử phát triển của Kimono
Lịch sử phát triển của Kimono

Vào thời đại Heian công nghệ may theo straight-line-cut (cắt đường thẳng). Khi nghiên cứu lịch sử phát triển Kimono. Người ta ghi nhận nhờ phát triển phương pháp này, những bộ Kimono đầu tiên được ra đời.

Người thợ may sẽ cắt mảnh vải theo đường thẳng, rồi sau đó may chúng lại với nhau. Cách may này  phù hợp với mọi hình dáng người mặc. Người mặc sẽ không cần phải quá lo lắng về chuyện kích thước.

Theo truyền thống, kimono được may từ vải lụa và được khâu tay. May kimono theo cách truyền thống đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Các nghệ nhân thiết kế mẫu hoa văn trang trí trên thân áo. Kế tiếp họ sẽ nhuộm màu, dập mẫu hoa văn lên lụa bằng khuôn tô. Nhuộm màu là một quá trình đầy gian khổ, từng màu một chồng lên nhau mà không được lem.

Để cho ra đời một bộ kimono “chuẩn”. Người nghệ nhân cần khoảng 4.500 lọn tơ. Và người thợ dệt phải bỏ ra ít nhất là 50 ngày lien tiếp guồng sợi mới tạo ra thứ vải thích hợp “không lặp lại” được.

Tổng quát – Lịch sử phát triển của Kimono

Nhìn chung trang phục Kimono sẽ là sự pha trộn các kiểu trang phục. Của các nước Trung Hoa, Triều Tiên và người Mông Cổ. Để phù hợp với thời tiết khí hậu cũng như văn hóa người Nhật. Nên Kiểu dáng Kimono đã ra đời từ đó.

Trang phục nữ sẽ được trang trí nhiều họa tiết hoa văn khác nhau. Bao gồm rất nhiều lớp áo. Đặc biệt hoàng gia, các nàng công chúa có thể mặc lên đến 16 lớp. Bạn có thể căn cứ vào bộ Kimono. Mà biết được người phụ nữ đó đã kết hôn hay còn đọc thân.

Trang phục dành cho các thiếu nữ thường được trang trí họa tiết rực rỡ, màu sác tươi sáng. Các phu nhân thì nhìn thanh lịch, trưởng thành hơn.

Trang phục dành cho nam thì đơn giản hơn. Thường là màu đen hoặc màu tối. Trong quá khứ người ta thường in gia huy lên.

Vào thời Kamakura (1192 – 1338) và thời Muromachi (1338 – 1573)

Lịch sử phát triển của Kimono
Lịch sử phát triển của Kimono

Trong lịch sử phát triển của Kimono, không thể bỏ qua hai thời kỳ này. Thời kỳ của các võ sĩ đạo Nhật Bản. Bộ lễ phục Kimono không chỉ được mặc ở tầng lớp thượng lưu nữa. Mà giới võ sĩ và tầng lớp bình dân cũng khoác lên mình những bộ Kimono sang trọng. Nó trở thành những bộ trang phục phổ biến trong đời sống hằng ngày.

Người dân vào thời kỳ này thường chuộng màu sắc sặc sở. Những bộ Kimono dành riêng cho nữ giới và nam giới có nhiều điểm khác biệt. Và đặc biệt Trang phục của nam được mai thêm quần chẽn ở bên trong.

Các võ sĩ đạo cũng tự sáng chế thêm trang phục riêng khi sử dụng trên võ đài. Nó được gọi là Hakama. Với 7 nếp gấp với 2 nếp ở đằng sau và 2 nếp ở trước. Tượng trưng cho 7 phẩm chất cần thiết trên con đường trở thành võ sĩ đạo. Bộ trang phục này sau này trở nên phổ biến trong nhiều hoạt động vì tính linh hoạt.

Các chiến binh sẽ mặc nhưng trang phục màu sắc tượng trưng cho gia tộc của họ. Cho nên đôi khi trên chiến trường màu sắc sặc sở như một buổi biểu diễn thời trang.

Vào thời Edo

Lịch sử phát triển của Kimono
Lịch sử phát triển của Kimono

Thời này vào khoảng năm 1603 đến năm 1868. Trong lịch sử phát triển Kimono, đây là thờ kỳ với nhiều thay đổi lịch sử. Tộc chiến binh Tokugawa lúc này chiếm đóng Nhật Bản. Đất nước Phù Tang bị chia cắt ra thành nhiều vùng đất phong kiến do các lãnh chúa thống trị. Do đó, trang phục của các Samurai mặc trở thành đồng phục. Mỗi một màu tượng trưng cho vùng đất mà họ sinh sống.

Kiểu dáng của các Samurai thường được chia làm 3 phần. Bao gồm Kimono, váy Hakama thuận lợi cho di chuyển và y phục không tay mặc ở ngoài gọi là Kamishimo. Kamishimo được làm từ vải lanh, sao đó hồ cứng nó lại để nổi bật phần vai.

Sự ra đời của thắt lưng Obi cũng khiến Kimono có nhiều thay đổi lớn. Nó không chỉ tạo nên sự gọn gàng cho người mặc. Còn mang đến nét thẩm mỹ riêng, tôn điểm thêm nét đẹp cho người mặc chúng. Để tạo nên một chiếc đai Obi cũng cầu kỳ không kém Kimono. Theo dòng lịch sử phát triển Kimono. Nó trở thành một vật dụng không thể thiếu khi bận Kimono.

Tính đến nay có hơn 300 kiểu Obi, nhưng phổ biến nhất chính là. Kiểu “Taiko” giống như hình trụ ngang như hình cái trống. Đây là kiểu truyền thống nhất ưa chuộng cho các quý bà. “Fukura suzume” giống như hình con chim sẻ thường dành cho các thiếu nữ.

Obi của nam giới chia ra làm hai loại: Kaku và Heko. Kaku Obi được làm từ vải cotton cứng, rộng khoảng 9 cm. Kiểu Heko Obi được làm từ các chất liệu mềm. Nó  thường sử dụng vải lụa nhuộm thành.

Vào thời Minh Trị

Lịch sử phát triển của Kimono
Lịch sử phát triển của Kimono

Thời này kéo dài từ năm 1868 đến năm 1912. Trong thời kỳ lịch sự phát triển Kimono này. Nhật Bản bị ảnh hưởng mạnh từ văn hóa phương Tây. Chính phủ xứ sở hoa anh đào khuyến khích người dân chấp nhận trang phục, văn hóa các phương Tây. Thậm chí còn có luật bắt mặc trang phục phương Tây vào các sự kiện quan trọng của chính quyền. Ngày nay luật này không còn được áp dụng nữa.

Ngày nay người Nhật không bận các bộ Kimono thường ngày như ngày xưa nữa. Họ thường bận vào các ngày hay buổi lễ quan trọng, lễ hội,

>>> Đọc thêm: Dịch tên tiếng Việt sang tiếng Nhật

Scroll to Top