fbpx

Văn hóa uống trà Nhật Bản

Trà đạo – nét văn hóa uống trà Nhật Bản không chỉ thể hiện văn hóa truyền thống của người Nhật mà còn ẩn chứa cả nghệ thuật sống tinh tế.

Văn hóa uống trà Nhật Bản

Thưởng thức trà không chỉ xoay quanh khuôn mẫu quy tắc uống trà mà còn làm tâm hồn thanh tịnh bằng cách hòa mình với thiên nhiên. Nguyên tắc cơ bản khi uống trà đạo gồm: Hòa – Kính – Thanh – Tịnh. Phật giáo thường dùng thuật ngữ “ngón tay chỉ mặt trăng”. Suy rộng ra, Trà đạo là con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có “trà vừa ngon vừa không ngon”.

Văn hóa uống trà Nhật Bản - Ngoại ngữ YOU CAN
Văn hóa uống trà Nhật Bản

Cũng như nhiều thứ cần phải rèn luyện, học tập, Trà đạo luôn gắn liền với thực hành. Khác với trông chờ vào đâu đó, Trà đạo thuộc về bên lối sống “tự làm chủ bản thân”.

Trà đạo & các nguyên tắc

Đối với nghệ thuật uống trà đạo thì nước pha là tiêu chuẩn tiên quyết. Nước pha trà được giữ trong bình thủy hoặc đun trong một ấm kim khí không đậy nắp trên bồn than nhỏ để giữ nước luôn nóng ở 80-90 độ C.

Điều đầu tiên khi pha trà là tráng dụng cụ pha trà và tách uống trà bằng nước sôi và lau khô. Trước khi cho trà vào ấm, người pha thường ngửi để phân biệt loại trà. Và căn cứ vào số người dùng mà chọn cách pha phù hợp để trà không quá đặc hoặc không quá loãng. Trà được rót ra phải đảm bảo cả về hương vị và màu sắc.

Văn hóa uống trà Nhật Bản - Ngoại ngữ YOU CAN
Văn hóa uống trà Nhật Bản

Rót trà cần tuân thủ theo nguyên tắc thứ tự 1-2-3-4. Loại tách cỡ lớn tầm 70ml, lần đầu rót vào 30ml, sau đó tiếp tục với thứ tự ngược lại 4 – 3 – 2 – 1 mỗi lần 20ml. Tổng cộng tách trà rót là 50ml. Để đảm bảo cho chất lượng của chén trà luôn ở cùng một trạng thái thì khi rót trà vào tách đều có chừng mực. Người rót trà cần dùng mắt để quan sát xem màu sắc của chén trà, dùng mũi để ngửi hương vị trà. Điều này đảm bảo không có sự khác biệt về độ đậm nhạt của trà.

Với người thưởng trà cũng có những yêu cầu như: Thái độ kính trọng và cách thưởng thức khá thú vị. Họ luôn dùng vài miếng bánh ngọt để sử dụng cùng với trà. Và việc ăn như thế nào, uống như thế nào thể hiện được vị thế và kiến thức hay nền tảng giáo dục của người đó.

Không gian uống trà

Phòng trà thể hiện sự nhẹ nhàng, thanh tao, ấm áp và mến khách của chủ nhà. Khi khách đến nhà sẽ được chủ nhà mời ly nước nóng ấm tại phòng đợi rồi dẫn khách đến khu vườn dẫn đến phòng trà. Vườn trong phòng trà mang những nét đẹp yên ả và thanh bình. Khách sẽ rửa tay tại vòi nước có sẵn của phòng trà. Chủ nhà mặc trang phục Kimono truyền thống cúi mình đón khách vào ngưỡng cửa phòng trà. Người uống trà ngồi xếp bằng trên “Tọa cụ”; loại nệm ngồi những người tọa thiền . “Trà cụ” được bày ra trên bàn gồm có: Ấm, chén, bình đựng trà, bình chuyên, bình hãm trà, bếp lò than, nồi châm trà, gáo pha trà, đồ gạt trà.

>>> Đọc thêm: Lễ hội Nhật Bản có gì đặc sắc?

>>> Đọc thêm: Những nét đặc biệt ở con người Nhật Bản

 

Scroll to Top