Vào những tháng đầu năm, tại các nước Châu Á có rất nhiều lễ hội đặc trưng của nhiều quốc. Một trong những số đó là lễ hội cá chép KOINOBORI MATSURI tại Nhật Bản. Những ngày lễ đặc sắc này đã thu hút đông đảo lượng khách du lịch tới Nhật Bản.
Nguồn gốc của lễ hội
Lễ hội cá chép KOINOBORI MATSURI hay còn được gọi là lễ hội dành cho các bé trai. Cái tên này dựa trên hình ảnh chép vượt vũ môn hóa rồng giống như hình ảnh của những bé trai khỏe mạnh, kiên cường. Trong tiếng Nhật “nobori” là tượng trưng cho hình ảnh những con cá bơi ngược từ dưới sông lên thác.
Trong những ngày này trong các gia đình thường treo lồng đèn cá chép. Tục lệ treo cờ cá chép trong ngày Tết thiếu nhi ở Nhật Bản với mong muốn cầu mong cho các bé sự khỏe mạnh, thành công như cá chép.
Điểm độc đáo – Lễ hội cá chép KOINOBORI MATSURI
Lễ hội cá chép KOINOBORI MATSURI được ví như ngày tết thiếu nhi. Trong những ngày này, người Nhật sẽ treo cờ cá chép và làm bánh truyền thống để mời khách.
Cờ chép trong lễ hội dành cho các bé trai thường được làm từ vải. Bên ngoài cờ được trang trí rất sặc sỡ với 5 màu chủ đạo là đỏ, đen, xanh lá, xanh lam, xanh tím. Cờ cá chép có rất nhiều kích thước. Nhưng kích thước phổ biến nhất là khoảng 1,5 mét.
Khi treo đèn lồng cá chép người Nhật thường treo nhiều đèn lồng trên một dây phơi. Nếu có ao nước người Nhật sẽ treo đèn gần mặt nước.
Nếu treo đèn ở nhà riêng người Nhật sẽ dựng một cột đèn và treo dọc theo cột. Đôi khi do diện tích chật hẹp người Nhật chỉ có thể treo trên một chiếc gậy nhỏ và buộc lên cao.
Hình ảnh cờ cá chép ở Nhật biểu tượng cho sự kỳ vọng vào thế hệ tương lai nên việc treo cờ các chép rất phổ biến ở Nhật Bản trong những ngày này.
Nếu tới Nhật Bản vào dịp này bạn sẽ thấy mọi nơi đều thấy sự có mặt của cờ cá chép. Thậm chí cờ cá chép còn được treo bắt ngang qua các con sông hay cánh đồng tạo thành những cảnh tượng rất đẹp khi cờ cá chép bay trong gió.
Đọc thêm: Lễ hội Nhật Bản có gì đặc sắc?
Những món bánh truyền thống trong lễ hội Koinobori
Trong lễ hội Koinobori Matsuri, người Nhật thường làm các món bánh truyền thống như mochi, Obento hay các món bánh có hình dạng cá chép để mời khách.
Trong những ngày này, các bé trai thường sẽ mời bạn bè tới nhà chơi để “khoe” về những chiếc đèn lồng và mời bạn bè ăn những món bánh cá chép ngon tuyệt của gia đình mình.
Cùng với lễ hội Hina Matsuri dành cho các bé gái, lễ hội Koinobori thể hiện sự kỳ vọng về thế hệ tương lai mang nhiều ý nghĩa và là một nét văn hóa không thể thiếu trong lòng người Nhật.
Nếu bạn muốn cảm nhận hết những nét độc đáo và ý nghĩa của lễ hội này; hãy ghé qua Nhật Bản vào đầu tháng 5 và cảm nhận nhé.
Top địa điểm ngắm cá chép Koinobori tuyệt nhất xứ anh đào
1. Đàn cờ cá chép Koinobori 333 tại Tokyo Tower, Tokyo
– Thời gian: từ 07/04 đến 06/05
– Địa điểm: Tháp Tokyo Tower
2. Lễ hội Koinobori no Sato, tỉnh Gunma
– Thời gian: từ 25/03 đến 06/05
– Hội trường sự kiện, sông Tsuruudagawa, Shiromachi, thành phố Tatebayashi, tỉnh Gunma
– Cách đi: 20′ đi bộ từ ga Tatebayashi, tuyến Tobu Isesaki
3. Cờ cá chép trên sông Niyodogawa, tỉnh Kochi
– Thời gian: từ 03/05 đến 05/05
– Hội trường sự kiện: Hakawa, Ino, Agawa-gun, tỉnh Kochi (dưới chân cầu Niyodogawa)
– Cách đi: 10′ đi bộ từ ga JR Hakawa
4. Lễ hội Tsuetate-onsen Koinobori, tỉnh Kumamoto
– Thời gian: từ 01/04 đến 06/05
– Hội trường sự kiện: Shimojo, Oguni, Aso-gun, tỉnh Kumamoto
– Cách đi: khoảng 2h30′ đi xe bus cao tốc từ trạm xe bus sân bay quốc tế Fukuoka, trạm xe bus Hakata (kế bên ga JR Hakata) và trạm xe bus Nishitetsu Tenjin Expressway (bên trong toà nhà ga Nishitetsu Fukuoka (Tenjin)). Xuống tại Tsuetate-onsen.