fbpx

Thanh Điệu Tiếng Trung: Cách Đọc Và Các Quy Tắc Biến Điệu

Thanh điệu tiếng Trung là gì và làm thế nào để phát âm chính xác phiên âm pinyin trong bảng chữ cái tiếng Trung. Bài viết này của Ngoại Ngữ You Can sẽ gửi đến bạn những mẹo ghi nhớ và viết thanh điệu chính xác trong cách học ngôn ngữ Trung Quốc cơ bản. Cùng theo dõi nhé.

Thanh điệu tiếng Trung là gì?

thanh dieu tieng trung

Thanh điệu 声调 /shēngdiào/ được xem như hình thức biến hoá của âm tiết từ cao, thấp, dài và ngắn. Các thanh mẫu, vận mẫu kết hợp cùng thanh điệu sẽ tạo nên một từ vựng tiếng Hán.

Trong tiếng Hán, chữ Hán tượng Trung cho âm tiết. Dấu có tác dụng phân biệt nghĩa của từ.

Ví dụ các thanh trong tiếng Trung khi kết hợp cùng thanh mẫu vận mẫu:

Từ wuli khi kết hợp cùng thanh điệu khác nhau sẽ mang nghĩa khác nhau: 物理 (wùlǐ – vật lý), 五里 (wǔlǐ – năm dặm), 无理 (wúlǐ – vô lý), 物力 (wùlì – vật lực), 屋里 (wùlǐ – trong phòng), 无力 (wúlì – vô lực), 无利 (wúlì – vô lợi), 武力 (wǔlì – vũ lực),…

Những kiến thức này bạn sẽ được học trong Lớp học tiếng Trung cho người mới bắt đầu, cực kỳ đơn giản và có thể nói đúng thanh điệu chỉ trong 1 buổi học.

Phân loại và cách đọc 4 thanh điệu trong tiếng Trung


Tiếng Trung có bao nhiêu thanh điệu? Trong bảng thanh điệu tiếng Trung, chữ cái pinyin có 4 dấu và 1 kinh thanh. Mỗi dấu sẽ một độ cao và cách phát âm khác nhau. Nên cách đọc cũng sẽ đặc biệt hơn, cụ thể:

Thanh điệuKí hiệuĐộ caoVí dụCách đọc
Thanh 1

阴平: âm bình

5-5Đọc không dấu, kéo dài, đều đều. Đọc gần giống như những chữ không dấu trong tiếng Việt,
Thanh 2

阳平: dương bình

/3-5Đọc như dấu sắc, tăng dần từ thấp lên cao.
Thanh 3

上声: thượng thanh

V2-1-4Đọc giống như dấu hỏi, từ cao độ Trung bình – xuống thấp – rồi lại lên cao vừa. Âm ngâm của nó rất đặc biệt khi được phát âm rõ ràng.
Thanh 4

去声: khứ thanh

\5-1Đọc không dấu, giọng đẩy xuống, dứt khoát và đọc từ cao nhất xuống thấp nhất.
Mẹo phát âm: Đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém xuống giống như dấu huyền, nhưng nặng hơn. Đây là thanh lai giữa dấu huyền và dấu nặng của tiếng Việt.
Thanh nhẹKhông cóbaThanh này rất dễ đọc, chỉ cần đọc không dấu, ngắn, nhẹ.

Hướng dẫn cách đánh dấu thanh điệu trong tiếng Hán

  • Khi từ chỉ có một nguyên âm đơn: chỉ cần đánh dấu trực tiếp vào nó: ā, ě, ó, ì…
  • Nếu từ trong tiếng Hán có nguyên âm kép:
  • Nên ưu tiên nguyên âm a: ruán, hǎo,…
  • Nếu không có nguyên âm đơn a thì đánh dấu vào nguyên âm đơn o: iōng; ǒu,…
  • Từ không có nguyên âm đơn a mà có e thì đánh dấu trên e: uěng; ēi,…
  • Nếu chứa nguyên âm kép iu thì đánh dấu trên u.
  • Hoặc nếu nguyên âm kép là ui thì phải ưu tiên đánh dấu trên i

Những quy tắc biến điệu trong tiếng Trung

thanh dieu

Bốn trọng âm trong tiếng Trung Quốc là các dấu âm tiết độc lập. Các từ, cụm từ, câu,…thường có các âm tiết đi cùng nhau gây ra sự thay đổi trong âm điệu được gọi là biến điệu.

Sự biến điệu thường xảy ra khi có thanh âm đi liền nhau trong Hán ngữ. Cụ thể như sau:

Biến âm trong tiếng Trung – Thanh nhẹ (Khinh thanh)

Các từ và âm tiết mất đi âm sắc ban đầu và một số âm tiết được phát âm thành âm thanh ngắn, nhẹ, được gọi là thanh nhẹ (khinh thanh).

Ví dụ:

  • 他的 – / tā de /, 说 了 – / shuō le /, 桌子 – / zhuō zi /,…
  • 哥哥 – / gē ge /, nghỉ ngơi – / xiū xi /, giáo viên – / xiān sheng /,…

Quy tắc đọc kinh thanh của một số từ tiếng Hán:

助词 啊、吧、着、吗、得、等、呢 、了、过、的。

Trợ từ (a, ba, zhe, ma, de, ne, le, guò, de).

代词中的词缀 们;名词的后缀 子、头、等。

Hậu tố đại từ men; hậu tố danh từ Zi, tóu, děng.

方位词 上、边、下、等、里 , 但方位 内、等、外 一般不读轻声。

Phương vị từ: shàng, biān, xià, děng, lǐ, nhưng 2 phương vị từ thường không đọc khinh thanh nèi, děng, wài

Ngữ tố thứ hai của từ láy âm (māma, Bába, yéye…) và tự lặp (kànkan, shìshi, xiǎngxiang,…).

Động từ chỉ xu hướng Lái, qǐlái, xiàqù, qù.

少数习惯读轻声的词语,如 漂亮、知道、葡萄、聪明、等。

Một số từ được phát âm nhẹ Piàoliang, zhīdào, pútáo, cōngmíng,…

Biến điệu thanh 3 trong tiếng Trung

Khi 2 thanh 3 đứng sát nhau → thanh 3 thứ nhất đọc thành thanh 2 (dấu sắc). Nǐ hǎo ⇒ Ní hǎo.

Khi 3 thanh 3 đứng cạnh nhau → thanh 3 thứ 2 đọc thành thanh 2.

Ví dụ:

  • Hǎo xiǎng nǐ = Hǎo xiáng nǐ
  • Wǒ hěn hǎo ⇒ Wǒ hén hǎo.

Khi 4 thanh 3 được đặt cạnh nhau trong câu → âm đầu và âm thứ 3 sẽ được thành thanh 2.

Ví dụ: Wǒ yě hěn hǎo = Wó yě hén hǎo

Quy tắc biến âm trong tiếng Trung của bù và yī

Nếu yī và bù ghép với từ mang thanh 4 thì yī phải đọc thành yí và bù đọc là bú.

Ví dụ:

一万 – / yīwàn / = yíwàn

不慢 – / bùmàn/ = búmàn

不贵 – / bùguì / = búguì

一半 – / yībàn / = yíbàn

Lưu ý: Tiếng Hán chỉ biến âm còn cách viết vẫn giữ nguyên vẹn.

Khi âm sau yī mang thanh 1 (Hoặc 2, 3) thì bạn cần đọc thành yì.

Ví dụ:

yīshēng = yìshēng

yītiān = yìtiān

Cách phát âm thanh điệu tiếng Trung khi thanh điệu kết hợp

Cách đọc thanh điệu tiếng Trung khi thanh điệu kết hợp:

Thanh 3 kết hợp cùng thanh 1/ 2/ 4

  • (Thanh 3 + thanh 1): 好吃 – /hǎochī /
  • (Thanh 3 + thanh 4): 好看 – / hǎokàn /
  • (Thanh 3 + thanh 2): 好人 – / hǎorén /

Thanh 1 thanh 2 thanh 3 và 4 kết hợp khinh thanh

Cách đọc chữ zi, de, duo giống thanh 4 nhưng đọc nhanh, dứt khoát, ngắn gọn, không kéo dài âm.

Ví dụ:

  • 桌子 – / zhuōzi /
  • 耳朵 – / ěr duo /

Âm thứ 4 kết hợp thanh thứ 4

Khi 2 thanh 4 đứng cạnh nhau thì phát âm thanh thứ 2 sẽ nhấn mạnh hơn:

Ví dụ:

  • 做夢 – / zuòmèng /
  • 漢字 – / hàn zì /

Quy tắc viết phiên âm tiếng Trung Quốc

hoc thanh dieu

Để viết được phiên âm tiếng Trung khi học tiếng Trung cấp tốc, bạn cần phải nhớ công thức:

Phiên Âm = Phụ Âm + Nguyên Âm + Dấu

(Có nghĩa là: Thanh Mẫu + Vận Mẫu + Thanh Điệu)

Khi mở đầ một âm tiết thì các nguyên âm i, in, ing phải thêm y vào trước. Ví dụ:

  • in →yin
  • i → yi
  • ing→ying

Để trở thành 1 từ có nghĩa thì nguyên âm i phải đổi thành y ia, iao, ia, ie, iou, iong.

  • iang → yang → yăng
  • iong → yong→ yŏng
  • iao → yao →yăo
  • ie → ye → yě

Khi mở đầu bằng cách nguyên âm ü, üe, üan, ün thì chuyển i thành y và bỏ dấu chấm.

  • ün → yun → yún
  • üan → yuan → yuán
  • ü → yu → yŭ
  • üe → yue → yuè

Khi ghép các nguyên âm ü, üe, üan, ün cùng j, q, x thì phải bỏ dấu 2 chấm trên ü. Nhưng cách phát âm vẫn không đổi.

  • xüe → xue
  • xün → xun
  • jüan → juan
  • qüe → que

Khi ghép nguyên âm ü, üe, üan, ün với l và n thì phải giữ nguyên dấu 2 chấm trên đầu.

Các nguyên âm ở đầu âm tiết ua, uo, uai, uan, uang, uei, uen, ueng phải đổi chữ ü thành w và thêm thanh điệu. Đặc biệt khi nguyên âm ü đứng một mình thì nó phải thêm chữ w vào trước.

Khi các nguyên âm iou, uei, uen được ghép với phụ âm, o và e được bỏ đi, nhưng cách phát âm vẫn giữ nguyên.

>Tham khảo:  Chương trình giao tiếp tiếng trung cho người Việt tại trung tâm Youcan đang có chương trình ưu đãi, mời bạn xem NGAY.

Hướng dẫn cách viết thanh điệu trong tiếng Trung trên điện thoại

Hiện nay, ngày càng có nhiều bộ gõ tiếng Hán hỗ trợ trên các thiết bị điện tử để đáp ứng nhu cầu của con người. Nếu bạn cần tra cứu thông tin, hoặc muốn trò chuyện hoặc học với bạn bè bằng tiếng Trung Quốc trên điện thoại thông minh, bạn Cách gõ pinyin có dấu tiếng Trung trên điện thoại gồm 2 bước:

Bước 1: Chuyển bàn phím sang bộ gõ Hán Việt (kiểu bàn phím QWERTY).

Bước 2: Các trọng âm thường có trên các nguyên âm đơn: a, e, o, i, u, nhưng không có trên nguyên âm đôi. Vì vậy, khi bạn muốn tạo dấu trong khi gõ, bạn nhấn giữ các âm đơn đó trong khoảng 3 giây và có 4 âm để bạn lựa chọn.

Cách gõ thanh điệu tiếng Trung trên máy tính

Cách đánh thanh điệu trong tiếng Trung trên máy tính cũng tương tự như điện thoại. Bạn có thể sử dụng cách sau:

  • Mở Control Panel trên máy tính và chọn Clock, tiếp đến chọn Language và Region chọn tiếp Language.
  • Nhấp chuột vào hộp thoại chọn Input Language, rồi chọn Chinese Simplified, tiếp tục chọn Microsoft Pinyin New Experience Input và OK.
  • Ở thanh Taskbar trên màn hình chọn vào biểu tượng ngôn ngữ Chinese, chọn Chinese Simplified và chuyển thành Microsoft Pinyin New Experience Input Style.
  • Bạn có thể dùng tổ hợp phím Windows + Space để chuyển giữa bàn phím Việt và Trung.

Ngoại Ngữ You Can mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ thanh điệu tiếng Trung và cách sử dụng. Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết này, để đăng ký khóa học tiếng Trung giao tiếp, hãy liên hệ cho chúng tôi ngay hôm nay nhé.

Scroll to Top