Tết nguyên tiêu Trung Quốc cũng giống như ngày tết của Việt Nam, đây là một lễ hội vô cùng quan trọng trong năm. Vậy bạn có biết nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Thượng Nguyên không? Trong bài viết này, trung tâm tiếng Trung Ngoại Ngữ You Can cùng bạn chia sẻ về phong tục, truyền thuyết và bầu không khí của lễ hội cúng rằm Tháng Giêng, chúc tết, thắp đèn của người Trung Quốc. Đọc ngay bài chia sẻ và đăng ký ngay khoá học tiếng Trung của chúng tôi để có thể làm chủ ngôn ngữ này sớm nhé.
Tết Nguyên Tiêu tiếng Trung là gì?
Tết Nguyên Tiêu là 元宵节 / Yuánxiāo jié / còn được gọi là rằm tháng giêng. Là một lễ hội truyền thống ở Trung Quốc, ở Việt Nam gọi là lễ hội Thượng Nguyên.
Lấy theo phong tục cổ xưa của Đạo giáo: rằm tháng giêng gọi là “thượng nguyên” 上元 / Shàng yuán /, rằm tháng bảy gọi là Trung Nguyên 中元 / Zhōng yuán /, rằm tháng 10 gọi là Hạ Nguyên 下元 / Xià yuán / hợp xưng gọi là tam nguyên.
Thời gian diễn ra lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước rằm) đến hết đêm 15 âm lịch (tức đêm rằm) tháng Giêng.
Ngày nay, lễ hội Nguyên tiêu được gọi với nhiều tên khác nhau như lễ hội đèn hoa, lễ hội đèn hoa đăng.
Một số người coi Tết Nguyên tiêu là đánh dấu sự kết thúc của năm mới âm lịch. Người Hoa thường ra ngoài ngắm trăng, thả đèn, ăn tối và tận hưởng khoảng thời gian còn lại bên gia đình, bạn bè ở nhà hoặc ở công viên.
Sau Tết Nguyên tiêu, những điều kiêng kỵ trong ngày Tết không còn giá trị và mọi đồ trang trí trong ngày Tết đều được gỡ bỏ.
>> Những điều cần biết về Tết Thanh Minh Trung Quốc
Tết Thượng Nguyên là ngày nào?
Ngày tết Thượng Nguyên năm nay sẽ được diễn ra vào ngày chủ nhật, 5 tháng 2 năm 2023. Đây cũng là ngày tết Nguyên Đán của người Việt.
Ý nghĩa của Tết nguyên tiêu Trung Quốc
Tết Nguyên đán mang ý nghĩa đoàn tụ, gặp gỡ. Tết Nguyên Tiêu là dịp để các thành viên trong gia đình ngồi lại ăn cơm, trò chuyện với nhau.
Ở Việt Nam, đây là dịp để người dân đi lễ chùa cầu một năm mới bình an.
Nguồn gốc tết nguyên tiêu, người hoa
Ở Trung Quốc trước đây, Tết Nguyên tiêu còn được gọi là Lễ hội Trạng Nguyên. Nguyên nhân là vào ngày Tết này, nhà vua thường làm tiệc chiêu đãi các Trạng nguyên.
Vua mời họ đến vườn Thượng Uyển để thưởng hoa, ngắm cảnh và làm thơ. Nguyên là Trạng Nguyên, Tiêu và đêm. Tết Nguyên Tiêu là đêm của trạng nguyên.
Thực tế, để nói về nguồn gốc của Tết Nguyên tiêu có khá nhiều câu chuyện khác nhau. Nhưng người Trung tin rằng tết Nguyên tiêu có nguồn gốc từ 1 trong 2 câu chuyện sau:
Một lần, một con thiên nga từ trên trời bay xuống và bị giết bởi một thợ săn. Ngọc Hoàng biết được đã tức giận và sai Thiên Tướng ngày 15 tháng Giêng xuống đốt hết hạ giới.
May mắn thay, một số vị thần trên bầu trời đã không đồng ý với quyết định của Ngọc Hoàng. Vì vậy, ông đã liều mình xuống trần gian để hiến kế cho chúng sinh.
Nên vào ngày hôm đó, trong nhà treo lồng đèn và đốt pháo sáng để Ngọc Hoàng nghĩ rằng thế giới đã bị thiêu rụi. Nhờ đó, loài người đã được cứu khỏi tuyệt chủng.
Câu chuyện thứ 2 là:
Vào thời vua Ngô, có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu bị cấm không được thăm người thân vào ngày 15 tháng Giêng. Nàng định lao mình xuống giếng tự tử. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của nàng, Đông Phương Sốc đã nghĩ ra một kế để giúp đỡ.
Ông tâu với vua rằng ngày 16 tháng Giêng, Thiên Đình sẽ sai Thần Lửa đến đốt phá Kinh thành. Để tránh tai họa này, người ta phải treo đèn lồng trước cửa nhà và ngoài đường vào ngày 15.
Hoàng đế nhà Hán làm theo, ngày đó nhà nào cũng treo đèn lồng. Vì vậy, trong lúc mọi người mải mê xem đèn, Nguyên Tiêu đã trốn đi về nhà thăm cha mẹ.
>> Cờ tướng Trung Quốc và những điều thú vị
Phong tục, hoạt động ngày tết nguyên tiêu của Trung Quốc
Ngày nay, Trung Quốc và các nước nói tiếng Hoa khác thường có các hoạt động truyền thống. Như thả đèn lồng; biểu diễn múa lân, múa rồng, múa sư; đi chùa cầu một năm bình an, may mắn, tài lộc; giải câu đố trên đèn lồng; ngâm thơ, đối diễn,…
Đặc biệt ở Đài Loan, người người dân thường viết điều ước lên đèn lồng và thả lên trời. Vì trong thời loạn lạc, nhiều người tản mác khắp nơi, lưu lạc theo người nhà.
Như vậy họ nghĩ ra cách thả đèn trời lên trời để báo hiệu hòa bình cho nhau. “Đèn Khổng Minh” hay Thiên Đăng còn được gọi là “Đèn cầu phúc” hay “Đèn cầu bình an”.
Việc làm ý nghĩa này dần dần phát triển thành một phong tục dân gian Trung Hoa. Những chiếc đèn lồng bay cao trên bầu trời mang theo rất nhiều điều ước khác nhau.
Nhiều người coi Tết Nguyên tiêu là mùa lễ tình nhân phương Đông, giống như lễ Thất Tịch.
Lễ hội đèn lồng từ lâu đã trở thành cơ hội tốt để các “mỹ nam, mỹ nữ” độc thân gặp gỡ nhau. Thời phong kiến, con gái không được tự do ra bên ngoài dạo chơi, họ chỉ được đi chơi cùng nhau trong những dịp lễ hội. Vì vậy có thể nói Lễ hội đèn lồng là ngày lễ tình nhân của Trung Quốc.
Ngày nay, Tết Nguyên tiêu vẫn là một ngày truyền thống quan trọng trong năm mới của người dân Trung Quốc và Đài Loan. Vào ngày này, các đường phố, công viên được trang hoàng bởi những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc, các hoạt động văn hóa diễn ra vô cùng sôi động.
Tết Nguyên tiêu Trung Quốc ăn gì?
Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Trung, chắc bạn đang tò mò về ngày tết này người Trung họ ăn gì đúng không? Trong Tết Nguyên tiêu ở Trung Quốc, người ta có phong tục ăn các món sau:
Bánh trôi nước
Bánh trôi nước 汤圆 đồng âm với 团圆 là sự đoàn viên, mang ý nghĩa năm mới sum vầy, vạn sự như ý.
Tết Nguyên Tiêu ăn gì? Há cảo
Ở miền Bắc có tục ăn 饺子 há cảo vào Tết Nguyên tiêu, người Hà Nam có truyền thống “15 dẹt, 16 tròn”, vì thế vào tết Nguyên tiêu họ thường ăn Há cảo.
Bánh táo đỏ
Ăn bánh táo đỏ 棗 糕 với mong muốn tốt lành, vạn sự như ý, cát tường.
Bánh yến mạch, Màn thầu
Phong tục của Chiết Giang này là do nguyên liệu làm màn thầu là bột nở, bánh yến mạch hình tròn nên hai loại bánh này đều mang ý nghĩa “con cháu đầy đàn đoàn viên”.
Mì
Ở vùng Giang Bắc có câu 上燈元宵,落燈面,吃了以後望明年 “Thắp đèn Nguyên Tiêu, ăn mì, ăn xong cầu cả năm tươi sáng”.
Rau xà lách
Rau xà lách gần âm với 生财 là sinh tài, cầu mong năm mới gặp nhiều may mắn, tài lộc.
Hoạt động trong lễ hội tết Nguyên Tiêu Trung Quốc
Tất nhiên, Tết Nguyên Đán không thể thiếu những hoạt động truyền thống đặc trưng. Hãy cùng Ngoại Ngữ You Can tìm hiểu sơ lược về các phong tục trong ngày tết theo năm âm lịch ở Trung Quốc nhé.
Treo đèn lồng
Tục treo đèn lồng vào ngày Rằm đã có từ lâu đời. Dưới thời trị vì của Hoàng đế Tùy Dạng, vào rằm tháng Giêng hàng năm, một buổi dạ tiệc lớn được tổ chức để chào đón các sứ thần và khách du lịch từ phương xa.
Dưới triều đại của Đường Huyền Tông, lễ hội đèn lồng có quy mô lớn nhất, đã thắp sáng 50.000 chiếc đèn lồng, hoàng đế cũng hạ lệnh làm đăng lâu cực kỳ tráng lệ. Nhà Đường thực hành lệnh cấm vào ban đêm, mục đích duy nhất là dỡ bỏ lệnh cấm, tổ chức treo đèn, biểu diễn tạp kỹ và ca hát. Vào thời Chu Nguyên Chương, ở kinh đô có quy định treo lồng đèn từ ngày 8 đến ngày 17.
Những chiếc đèn lồng treo trên đường còn kèm theo những bài thơ, câu đố 灯 诜 / Dēngláng /, người đi qua có thể đoán câu đố, ai đoán đúng sẽ được rước đèn. Đây là một loại hình văn hóa dân gian mang tính trí tuệ được mọi người tham gia với mong muốn một năm mới may mắn.
Xem lễ hội đèn lồng
Đúng như tên gọi, phần chính nhất của Lễ hội đèn lồng xoay quanh việc xem chương trình biểu diễn đèn lồng Trung Quốc 灯笼 / Dēngláng /.
Khi nhiều người nghĩ đến đèn lồng Trung Quốc, họ sẽ tưởng tượng ra những chiếc đèn lồng màu đỏ, tròn, có kích thước bằng quả bóng rổ mà. Mặc dù loại đèn lồng này có mặt ở khắp nơi trong dịp Tết Nguyên Đán, nhưng những chiếc đèn được tham gia lễ hội đèn lồng lại rất khác biệt.
Những chiếc đèn lồng này thường có kích thước rất lớn, một số chiếc lớn hơn có chiều cao hơn 65 feet (20 mét) và dài 330 (100 mét).
Những chiếc đèn lồng khổng lồ này có nhiều hình dạng và kích cỡ. Từ những con vật có thật đến những con rồng với hoa lá, cây cối và những cung điện khổng lồ.
Đoán câu đố về đèn lồng
Đoán câu đố về đèn lồng (猜灯谜 / cāidēngmí /) là một nghi thức có từ thời nhà Tống. Khi các học giả viết câu đố trên giấy nhỏ và treo chúng lên đèn lồng để những người đi lễ hội đoán.
Hầu hết những câu đố về đèn lồng này chỉ đơn giản được tạo ra như một hình thức giải trí. Câu đố đèn lồng dựa trên những cách chơi chữ phức tạp.
Hầu hết các câu đố đều bao gồm chính câu đố và gợi ý cho người đoán biết câu trả lời sẽ ở dạng nào. Ví dụ, gợi ý đôi khi có thể chỉ ra rằng câu trả lời là một thành ngữ Trung Quốc (成语 / chéngyǔ /). Tên của một quốc gia hoặc chỉ được bao gồm một ký tự Trung Quốc …
Xem múa lân sư rồng
Ở một số vùng Trung Quốc, múa rồng và sư tử được biểu diễn trong Lễ hội đèn lồng.
Múa lân (舞狮 / wǔshī /) là một loại hình múa dân gian thường do hai vũ công mặc trang phục sư tử biểu diễn. Một người biểu diễn điều khiển phần đầu và phần trước của cơ thể sư tử, người còn lại điều khiển phần sau. Những người biểu diễn sẽ nhảy và thực hiện các kỹ thuật nhào lộn khác nhau theo nhịp trống và chiêng.
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, sư tử được coi là một con vật mạnh mẽ và tốt lành. Múa lân được cho là sẽ mang lại may mắn và phát đạt về tài chính.
Múa rồng (舞龙 /wǔlóng/) thường được thực hiện bởi một đội vũ công lớn. Thay vì mặc trang phục rồng, các nghệ nhân này tạo ra một mô hình rồng dài, uyển chuyển với các cọc gắn trên thân.
Rồng Trung Quốc được cho là sinh vật mạnh mẽ và nhân từ. Giống như múa lân, múa rồng được cho là sẽ mang lại may mắn cho cộng đồng nơi nó được biểu diễn.
>> Học tiếng Trung cấp tốc tại TPHCM
Một số từ vựng Tiếng Trung ngày Tết Nguyên Tiêu cần biết
Dưới đây là một số từ vựng tiếng Trung ngày tết, giúp bạn giao tiếp dễ dàng hơn:
- 元宵节 /yuánxiāo jié/ Tết Nguyên Tiêu
- 灯节 /dēngjié/ Lễ hội lồng đèn
- 上元节 /shàng yuán jié/ Tết Thượng Nguyên
- 花灯 /huādēng/ Hoa Đăng
- 赏花灯 /shǎng huādēng/ Thưởng thức Hoa Đăng
- 灯笼 /dēnglóng/ Đèn lồng
- 灯会 /dēng huì/ Hội đèn hoa Đăng
- 猜灯谜 /cāi dēngmí/ Đoán câu đố đèn
- 对对联 /duì duìlián/ Đối câu đối
- 舞龙 /wǔ lóng/ Múa rồng
- 舞狮 /wǔ shī/ múa sư tử
- 保佑 /bǎoyòu/ phù hộ
- 巡游 /xúnyóu/ diễu hành/ tuần hành
- 团圆 /tuányuán/ đoàn viên
- 祈福 /qífú/ cầu phúc
- 烟火 /Yānhuǒ/ Bắn pháo hoa
- 平安 /píng’ān/ bình an
- 孔明灯 /kǒngmíngdēng/ đèn Khổng Minh
- 上香 /shàng xiāng/ thắp hương/ thắp nhang
- 烟花 /Yānhuā/ Pháo hoa
- 天灯 /tiān dēng/ Thiên Đăng
- 汤圆 /tāngyuán/ bánh trôi nước
- 鞭炮 / Biānpào/ Pháo nổ
- 生财 /shēngcái/ sinh tài
- 棗糕 /zǎo gāo/ bánh táo đỏ
- 饺子 /jiǎozi/ há cảo
- 生菜 /shēngcài/ rau xà lách
Vài điểm khác biệt giữa Tết Trung Quốc và Tết Nguyên tiêu của người Việt
Ở Việt Nam, Tết nguyên đán là ngày cầu mong một năm tốt lành, gia đạo ổn định, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Đây là một trong hai ngày rằm quan trọng nhất (ngoài rằm tháng bảy, đối với người theo đạo Phật, ngày rằm quan trọng nhất là rằm tháng tư – lễ Phật đản).
Ông bà ta có câu Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng hay Cúng quanh năm không bằng rằm tháng giêng. Điều này có thấy tầm quan trọng của ngày Rằm trong nền văn hóa của Việt Nam.
Mâm cúng của người Việt sẽ có một số món khác biệt với mâm cúng của người Hoa như: Xôi gấc, bánh chưng, bánh trôi, gà luộc ngậm hoa dưa món, chân giò bó luộc,…
Hy vọng với những chia sẻ của trung tâm tiếng Trung Ngoại Ngữ You Can sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngày Tết nguyên tiêu Trung Quốc. Liên hệ cho chúng tôi để đăng ký ngay khóa học tiếng Trung để cùng nhau trải nghiệm văn hóa Trung Hoa nhiều hơn bạn nhé.