fbpx

Ý Nghĩa Quốc Kỳ Nhật Bản Và Những Điều Bạn Nên Biết

Ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản với nền trắng và hình tròn màu đỏ ở trung tâm – biển tượng tự hào của người dân xứ sở mặt trời mọc. Trong bài viết này, Ngoại Ngữ You Can sẽ cùng bạn tìm hiểu về hình ảnh lá cờ của quốc gia Nhật Bản. Ngoài ra, bài viết con giúp các du học sinh hiểu hơn về quá trình phát triển của xứ sở hoa anh đào. Đọc ngay!

Giới thiệu về lá cờ Nhật Bản

quoc ky nhat

Quốc kỳ Nhật Bản (Nisshoki) có hình tròn màu đỏ trên nền cờ màu trắng. Ngày 27 tháng 2 năm 1870, cờ nước Nhật Bản lần đầu tiên được đặt tên là Nisshoki. Có nghĩa là ánh nắng, nữ thần Amaterasu. Lá cờ có hình chữ nhật, ở giữa có một hình tròn lớn màu đỏ và nền trắng xung quanh. Trong đó:

Vòng tròn màu đỏ: Tượng trưng cho mặt trời mọc

Nền trắng: Tượng trưng cho sự trung thực, chính trực của người Nhật Bản.

Quốc kỳ được thiết kế theo tỷ lệ 2:3 (trước đây là 7:10) nên vòng tròn màu đỏ sẽ chiếm ⅗ chính giữa của quốc kỳ.

Xem thêm: Cách làm Sushi Nhật Bản

Ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản

y nghia la co nhat

Mặc dù có thiết kế đơn giản, với một vòng tròn màu đỏ ở trung tâm nền trắng. Tuy nhiên, lá cờ Nhật Bản lại mang nhiều ý nghĩa sâu xa, cụ thể:

Tượng trưng cho mặt trời

Quốc kỳ Nhật Bản với hình tròn màu đỏ ở giữa trên nền trắng. Biểu trưng của mặt trời mọc ở phương Đông. Do đó, quốc kỳ Nhật Bản có tên chính thức là Nisshoki (Cờ Mặt trời).

Đây cũng là lý do Nhật Bản được coi là “Đất nước mặt trời mọc”.

Biểu tượng của nữ thần Amaterasu

Mặt trời đỏ cũng là biểu tượng của nữ thần Amaterasu. Theo thần thoại Nhật Bản, nữ thần Amaterasu là vị thần mặt trời đã tạo ra Nhật Bản cách đây 2.700 năm.

Vì vậy, đây cũng được coi là tổ tiên của vị hoàng đế đầu tiên. Theo các tài liệu cổ, lá cờ này được sử dụng lần đầu tiên bởi Thiên hoàng Văn Vũ khi ông sử dụng nó làm biểu tượng của mặt trời tại triều đình vào năm 701. Và được sử dụng bởi các tướng lĩnh của quân đội Nhật Bản vào thế kỷ 12 và dần trở nên phổ biến trong hoàng gia.

Theo đó, quốc kỳ này được coi là biểu tượng của nữ thần mặt trời Amaterasu.

Tượng trưng cho đức tính của người Nhật

Ngoài ra, nền màu trắng của lá cờ là biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người Nhật. Đó là sự chân thành, thẳng thắn và nỗ lực không ngừng.

Bởi lá cờ Tổ quốc không chỉ là minh chứng cho cuộc chiến tranh gian khổ của thế hệ trước, mà còn là biểu hiện cho chủ quyền, văn hóa dân tộc Nhật Bản.

Xem thêm: Hướng dẫn gấp giấy Origami

Sự thay đổi của Quốc kỳ Nhật Bản qua các thời kỳ

la co nhat ban

Trước khi xuất hiện hình ảnh lá cờ Nhật Bản với biểu tượng của xứ sở hoa anh đào như ngày nay, lá cờ Nhật Bản đã trải qua hai giai đoạn khác nhau. Bao gồm các thời kỳ:

Lá cờ nhật bản ngày xưa: Giai đoạn trước năm 1900

Vào thế kỷ 20, hình ảnh quốc kỳ của Nhật Bản là một hình tròn lớn màu đỏ ở trung tâm với các ký tự Nhật Bản xung quanh. Đây là lá cờ đầu của nước Nhật.

Mặc dù từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 18, hình ảnh lá cờ này không được công nhận là quốc kỳ chính thức. Tuy nhiên, chúng dường như có quan hệ họ hàng rất gần với cánh quạt của samurai và gắn liền với hoàng gia.

Và cho đến năm 1854, khi có các quy tắc và mệnh lệnh phân biệt thuyền của Nhật Bản với các nước khác. Sau đó, Hinomaru chính thức được coi là quốc kỳ đầu tiên của đất nước mặt trời mọc.

Giai đoạn sau năm 1900

Khi Thế chiến II nổ ra, Cờ Nhật Bản 1945 đã sử dụng Hinomaru như một lời tuyên bố về đế chế của riêng mình. Vì vậy, chính phủ Nhật Bản cũng yêu cầu người dân phải học thuộc bài quốc ca Kimigayo trong mỗi buổi lễ chào cờ.

Sau khi chiến tranh kết thúc, mọi thứ đã bị lãng quên. Mãi đến ngày 13 tháng 8 năm 1999, luật pháp Nhật Bản mới chính thức công nhận Hinomaru là quốc kỳ. Và Kimigayo chính là quốc ca của đất nước mặt trời mọc này.

Xem thêm: Chúc may mắn tiếng Nhật

Mối quan hệ giữa Quốc kỳ Hàn Quốc và quốc kỳ Nhật Bản

Nguồn gốc của hình ảnh lá cờ Hàn gắn liền với cuộc đàm phán hiệp ước giữa Nhật Bản và Hàn Quốc vào năm 1876. Trong các cuộc đàm phán, các đại biểu Nhật Bản đã giương cao quốc kỳ Nhật Bản, nhưng triều đại Joseon thì không có một lá cờ phù hợp để treo.

Vì vậy, các triều thần đã đề xuất lá cờ là quốc kỳ.

Năm 1880, mối quan hệ ngày càng phát triển của các quốc gia với Hàn Quốc đã làm tăng nhu cầu về một lá cờ quốc gia. Kể từ đó, lá cờ Hàn Quốc hay Taegeukgi được phát triển, tạo ra và trở thành cờ của Hàn.

Những điều bạn chưa biết về cờ Nhật Bản

Trên đây là tất cả những ý nghĩa và thông tin về lá cờ Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu về đất nước mặt trời mọc này, có rất nhiều thông tin mà bạn không nên bỏ qua:

Cờ Nhật xuất hiện khi nào?

Trong các tài liệu ghi chép của lịch sử Nhật Bản, cờ Nhật Bản xuất hiện từ sự kiện Văn Vũ Đế mở phiên tòa năm 701 (thời Asuka). Trong quá trình đó, hình ảnh lá cờ treo là biểu tượng của mặt trời, biểu tượng của nữ thần Amaterasu.

Điều này cũng đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của lá cờ Hinomaru.

Lá cờ Nhật có biến thể khác không?

Câu trả lời là có. Biến thể này là Húc Nhật Ký (旭日旗 – Kyokujitsuki), được sử dụng trong Thế chiến thứ hai (1939 – 1945) để đại diện cho các lực lượng quân sự của Đế quốc Nhật Bản.

Tại sao quốc kỳ Nhật lại chọn màu trắng đỏ?

Trong Chiến tranh Genpei (1189-1185), cả hai gia tộc Taira và Minamoto đều sử dụng lá cờ Hinomaru như một biểu tượng cho sức mạnh của họ. Tuy nhiên, gia tộc Taira sử dụng cờ nền đỏ với hình tròn vàng trong khi gia tộc Minamoto sử dụng cờ tròn đỏ với nền màu trắng.

Theo đó, tộc Minamoto chiến thắng, võ sĩ đạo của phe Minamoto cũng bắn xuyên qua mặt trời vàng của tộc Taira. Có lẽ cũng chính điều này đã tạo nên sự kiện đổi màu cờ Nhật Bản. Vì nó là biểu tượng của hạnh phúc và chiến thắng.

Quốc kỳ trắng đỏ của Nhật Bản được công nhận từ khi nào?

Mặc dù nó đã được sử dụng phổ biến từ thời Minh Trị. Tuy nhiên, phải đến ngày 13 tháng 8 năm 1999, Nisshoki mới chính thức được công nhận là quốc kỳ của Nhật Bản.

Quốc kỳ Nhật Bản cũng được thay đổi về chiều rộng và chiều dài vào thời điểm này. Cụ thể, cờ được thiết kế theo tỷ lệ 2:3 (trước đây là 7:10), tức là vòng tròn đỏ sẽ chiếm ⅗ chính giữa của lá cờ.

Cờ Nhật Bản từng được hỏi mua lại với giá hơn 4.300 tỷ đồng đúng không?

Nó trông giống như một trò đùa. Nhưng đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào thời Minh Trị. Khi lá cờ được công nhận và sử dụng trong ngoại thương.

Khi đó Pháp, Anh và Hà Lan đã hỏi mua lại với giá 5 triệu Yên thời bấy giờ (tương đương 4.345 tỷ đồng Việt Nam ngày nay). Mặc dù chính phủ Minh Trị lúc bấy giờ vô cùng nghèo khó, nhưng việc bán cờ chẳng khác nào bán nước. Vì vậy, họ quyết định từ chối những lời đề nghị này.

Ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản thật sâu sắc và rất đáng để người Nhật tự hào đúng không nào. Chúng tôi hy vọng qua bài viết của trung tâm tiếng Nhật Ngoại Ngữ You Can bạn sẽ hiểu hơn về phát trình phát triển của một xứ sở phát triển.

Scroll to Top