Kính ngữ trong tiếng Nhật là gì? Khiêm nhường ngữ là gì? Cách sử dụng tôn kính ngữ đúng ngữ pháp khi giao tiếp như thế nào? Mời bạn cùng Ngoại Ngữ You Can ghi nhớ những mẹo hay về cách sử dụng kính ngữ, khiêm tốn ngữ tiếng Nhật trong bài viết dưới đây của lớp học tiếng nhật nhé.
Kính ngữ trong tiếng Nhật là gì? Trường hợp cần sử dụng kính ngữ
Kính ngữ là một “ngữ pháp” phổ biến trong tiếng Nhật Bản giao tiếp, nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với một vị trí hoặc cấp bậc khi được sử dụng để nói đến ai đó.
Giống như tiếng Việt, cách bạn nói tiếng Nhật sẽ khác nhau tùy thuộc vào người bạn đang giao tiếp. Khi trò chuyện với người lớn tuổi hay cấp trên, kính ngữ nên được sử dụng. Đọc thêm bài viết văn hoá doanh nghiệp Nhật để hiểu được tầm quan trọng của kính ngữ ở quốc gia này.
Người Nhật vô cùng xem trọng việc ăn nói đúng chuẩn mục, vì thế việc học tốt kính ngữ là điều cực kỳ cần thiết cho người học tiếng Nhật.
>> Xin lỗi tiếng Nhật nói thế nào
3 cấp độ kính ngữ trong tiếng Nhật N3
Loại 1: Giữa hai người thân thiết với nhau, sẽ dùng kính ngữ thể ngắn:
- Sử dụng trong gia đình (anh chị em, cha mẹ và con cái).
- Người trên nói với người dưới (thầy cô – học sinh, giám đốc – nhân viên).
- Những mối quan hệ bạn bè hay đồng nghiệp cùng công ty.
Loại 2: Bạn cần thể hiện sự lịch sự vừa phải, sẽ dùng thể masu cho các mối quan hệ sau:
- Người dưới nói chuyện với người trên (thường là 2 người thân thiết).
- Những người có chút quen biết với nhau, ở mức quan hệ không quá thân thiết, địa vị ngang nhau.
Loại 3: Cần có sự trang trọng, tôn kính
- Học sinh sử dụng với giáo viên
- Muốn nói chuyện với người lớn tuổi hơn
- Nhân viên và khách hàng, đối tác hoặc sếp của mình
- Và một số trường hợp khác cần sự trang trọng
>> Tự động từ và tha động từ trong tiếng Nhật
Cách chia thể tôn kính ngữ tiếng Nhật đơn giản nhất
Tôn kính ngữ là một trong những dạng kính ngữ của người Nhật, dùng để nói về hành động, trạng thái của người trên mình. Khi nói với người có vị trí chức vụ cao hơn, lớn tuổi hơn thì nhất định phải dùng tôn kính ngữ.
Cách chia thể tôn kính ngữ đặc biệt
Động từ (V-ます) | Tôn kính ngữ (尊敬語) |
くれます | くださいます |
知っています | ご存(ぞん)じです |
食べます飲みます | 召(め)し上(あ)がります |
言います | おっしゃいます |
見ます | ご覧(らん)になります |
死(し)にます | お亡(な)くなりになります |
します | なさいます |
います行きます来ます | いらっしゃいます おいでになります |
Cách chia thể tôn kính ngữ thông thường
Cách 1: お + động từ thể ます(bỏ ます) + になります。
Mẫu câu này không dùng với từ nhóm ba và những động từ chỉ có một âm tiếng trước đuôi 「る」nhóm 2 như いる、着る(きる)、「出る(でる).
Cách 2: Chia động từ thể bị động~れます/~られます
Với cách chia này, các bạn có thể dùng với tất cả các động từ không chia theo dạng đặc biệt.
Nhóm 3: します → されます きます → こられます.
Nhóm 2: でます→ でられます おきます→ おきられます きます→ きられます.
Nhóm 1: ききます→ きかれます はなします→ はなされます よみます→ よまれます.
Cách 3: Yêu cầu, đề nghị lịch sự
Những động từ có dạng đặc biệt thì khi chuyển mẫu câu đề nghị, yêu cầu lịch sự. Chúng ta cần chia thể て + ください.
Ví dụ:
- Xin mời anh/chị nói おっしゃってください。
- Xin mời anh chị dùng 召し上がってください。
>> Làm thế nào để dịch tên từ tiếng Việt sang tiếng Nhật?
Khiêm nhường ngữ là gì?
Trong khiêm nhường ngữ, chủ ngữ sẽ là bản thân của người nói. Sử dụng khiêm tốn ngữ để bài tỏ sự tôn kính với người đối diện. Ở trong khoá học tiếng Nhật online và offline tại You Can chắc chắn bạn sẽ được học kiến thức này.
Cách chia động từ về khiêm nhường ngữ
Khiêm nhường ngữ dạng đặc biệt
Động từ (V-ます) | Khiêm nhường ngữ (謙譲語) |
会います | お目(め)にかかります |
あります | ございます |
言います | 申(もう)します 申(もう)し上(あ)げます |
聞きます | 伺(うかが)います |
知っています | 存(ぞん)じています 存(ぞん)じしております |
食べます 飲みます | いただきます |
見ます | 拝見(はいけん)します |
もらいます | いただきます |
尋(たず)ねます | 伺(うかが)います お邪魔(じゃま)します |
知りません | 存(ぞん)じません |
します | いたします |
行きます 来ます | 参(まい)ります 伺(うかが)います |
います | おります |
あげます | 差(さ)し上(あ)げます |
Chia theo quy tắc
Bảng chuyển đổi danh từ kính ngữ
Việc sử dụng kính ngữ là rất quan trọng, đặc biệt trong môi trường công sở, trường học:
Từ thông thường | Từ lịch sự | Nghĩa |
僕・わたし | わたくし | Tôi |
今 | ただ今 | Bây giờ |
今度 | この度 | Lần này |
このあいだ | 先日(せんじつ) | Mấy hôm trước |
きのう | 昨日(さくじつ) | Hôm qua |
きょう | 本日(ほんじつ) | Hôm nay |
きょう | 本日(ほんじつ) | Hôm nay |
あした | みょうにち | Ngày mai |
さっき | さきほど | Lúc trước/ Lúc nãy |
あとで | のちほど | Sau đây |
こっち | こちら | Phía này/ phía chúng tôi |
そっち | そちら | Phía kia/ phía các vị |
あっち | あちら | Phía đó |
どっち | どちら | Phía bên nào |
だら | どなた | Ai |
どこ | どちら | Ở đâu |
>> Cách viết email tiếng Nhật chuẩn nhất
Cách phân biệt Tôn kính ngữ và Khiêm nhường ngữ trong giao tiếp
Sự khác biệt lớn nhất giữa Tôn kính ngữ và Khiêm tốn ngữ là chủ thể của hành động thuộc về “chính mình” hoặc “đối phương”. Vì vậy, nếu bạn xác định đúng chủ thể của hành động, bạn sẽ biết rằng câu đó sử dụng cái nào.
Khiêm nhường ngữ là một cách diễn đạt nhằm hạ thấp hành động của người này và củng cố hành động của đối phương. Chủ ngữ của câu hướng đến chính mình.
Kính ngữ là một cách thể hiện sự tôn trọng và trực tiếp củng cố hành động của người khác. Chủ ngữ của câu là hướng tới đối phương.
Tôn kính ngữ là câu thể hiện sự tôn trọng người khác, vì vậy không thể dùng chủ thể của hành động là bản thân để tạo thành câu tôn trọng. Như vậy, nó sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu bạn muốn diễn đạt và có thể gây hiểu lầm cho người nghe.
Tham khảo thêm: Từ vựng phó từ trong tiếng Nhật N5
Bảng tổng hợp các tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ N2 đặc biệt
Dưới đây là bảng tổng hợp tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ mà lớp học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu đã giúp bạn tổng hợp:
Dạng thường | Tôn kính ngữ | Lịch sự ngữ | Khiêm nhường ngữ | Ý nghĩa |
会う | お会いになる | 会います | お目にかかる | gặp |
いる | いらっしゃる | おる | おる | |
知る | ご存じ | 存じている | 存じあげる | biết |
もらう | もらいます | 頂く
/頂戴する | nhận | |
もらいます | くださる | くれます | đưa, cho (người đưa được tôn trọng) | |
言う | おっしゃる | 言います | 申し上げる 申す | nói |
寝る | お休みになる | 休みます | ngủ | |
着る | お召しになる | 着ます | mặc | |
死ぬ | お亡くなりになる | 亡くなる | chết | |
する | なさる | します | 致す | làm |
やる
あげる | あげます | 差しあげる | đưa, cho (người nhận được tôn trọng) | |
食べる
/飲む | 召しあがる | 頂く | 頂く | ăn/uống |
>> Những ký tự đặc biệt trong tiếng Nhật
Một số lỗi thường gặp khi dùng tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ
Dưới đây là những điều cần lưu ý khi sử dụng khiêm tốn ngữ và tôn kính ngữ tiếng Nhật:
Dùng quá nhiều kính ngữ
Chỉ nên dùng kính ngữ với số lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng. Điều này vừa khiến cho câu thêm lủng củng, vừa không truyền tải tốt thông tin đến với đối phương.
Dùng lẫn lộn kính ngữ
Không nên sử dụng kính ngữ lẫn lộn như dùng kính ngữ với cấp trên thay cho kính ngữ với ông, bà, cha, mẹ. Như vậy là không phù hợp.
Một số câu kính ngữ tiếng Nhật trong kinh doanh
- Tôi rất xin lỗi vì đã làm phiền lúc bạn đang bận: お忙しいところ申し訳ありません
- Xin lỗi vì đã làm gián đoạn câu chuyện: お話し中、大変失礼いたします
- Hiện tại tôi có thể nói chuyện được không ạ? ただ今 お時間 よろしいでしょうか
- Tôi muốn hỏi một chút ạ: 少々 お伺いしますが
- Nếu không có gì bất tiện…: お差し支えなかったら
Mẹo sử dụng kính các loại kính ngữ trong tiếng Nhật thi JLPT
Thực tế không có mẹo để ghi nhớ nhanh kính ngữ, điều bạn cần làm để sử dụng đúng đó là chăm chỉ luyện tập. Để sử dụng tốt kính ngữ trong kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật, hãy đăng ký ngay khóa học tiếng Nhật của Ngoại Ngữ You Can nhé.
Trên đây là những kiến thức về kính ngữ trong tiếng Nhật mà trung tâm dạy tiếng Nhật Ngoại Ngữ You Can muốn chia sẻ đến bạn. Hãy kiên trì rèn luyện để có thể sử dụng nhuần nhuyễn kính ngữ, khiêm tốn ngữ nhé.